Mỗi người sinh ra đều có một nhóm máu. Mỗi nhóm máu sẽ phát triển các “hàng rào” bảo vệ khác nhau để chống lại bệnh tật và cũng có những điểm yếu riêng.
Máu là nguồn sống của cơ thể con người. Tất cả nhóm máu đều được cấu tạo bằng các yếu tố cơ bản giống nhau nhưng nhóm máu quy định những đặc tính cơ thể khác nhau. Có người nhóm máu O, người khác nhóm máu A, B, AB. Đặc tính của các nhóm máu O, A, B, AB khác nhau như thế nào, có liên quan với tình trạng sức khỏe, bệnh lý của mỗi người ra sao? Các nhà khoa học đã khẳng định nhóm máu ABO có liên quan đến nhiều loại bệnh.
Nhóm máu nào dễ mắc ung thư hơn?
Năm 2017, một số các nhà khoa học tại Đại học Jiao Tong Thượng Hải đã công bố nghiên cứu trên Tạp chí Public Library of Science One (PLoS One).
Các nhà nghiên cứu bắt đầu tuyển dụng tình nguyện viên vào năm 1986, bao gồm hơn 18.000 nam giới tham gia vào cuộc nghiên cứu và theo dõi các đối tượng trong hơn 20 năm để khám phá mối quan hệ giữa các nhóm máu và sự xuất hiện của các khối u.
Kết quả nghiên cứu như sau:
– Nhóm máu A: Những người nhóm máu A có nguy cơ mắc ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư trực tràng và các loại ung thư đường tiêu hóa khác cao hơn.
– Nhóm máu O: Những người nhóm máu O có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy thấp hơn 17% và 15% so với nhóm máu A.
– Nhóm máu AB: So với những người có nhóm máu khác, nguy cơ mắc ung thư gan là cao nhất, cao hơn 42% so với những người không thuộc nhóm máu AB. Tuy nhiên, ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng với người nhóm máu AB giảm lần lượt là 24% và 332%.
– Nhóm máu B: So với các nhóm máu khác, nhóm máu B có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp nhất. Đặc biệt nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng và ung thư bang quang của nhóm máu B giảm đáng kể.
Nhóm máu có thể thực sự dự đoán một người có bị ung thư hay không? Câu là trả lời là tiêu cực. Pan Zhan – Phó trưởng khoa ung thư của bệnh viện Trung Sơn, trực thuộc Đại học Hạ Môn cho biết, mặc dù nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối tương quan giữa nhóm máu và sự xuất hiện của bệnh ung thư nhưng cơ chế cụ thể giữa 2 điều này vẫn chưa được xác định. Cần phải nghiên cứu thêm để chứng minh điều này. Hiện tại, nghiên cứu chỉ có thể đóng vai trò tham khảo và chúng ta cần có thái độ đúng đắn khi tiếp nhận thông tin.
Mối liên hệ giữa nhóm máu và các bệnh khác
Ngoài ra còn có một số nghiên cứu suy đoán về mối quan hệ giữa nhóm máu và các bệnh khác:
– Nhóm máu O: ít nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh Alzheimer
Năm 2012, các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard đã theo dõi 89.500 người trưởng thành trong vòng 20 năm và phát hiện ra rằng những người có nhóm máu O có nguy cơ mắc bệnh tim thấp nhất ;
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tại Đại học Sheffield đã phân tích dữ liệu từ quét MRI não của 189 tình nguyện viên khỏe mạnh và phát hiện ra rằng những người thuộc nhóm máu O có nhiều chất xám hơn trong não. Do vậy, họ ít nguy cơ mắc các bệnh như bệnh Alzheimer.
– Nhóm máu AB: dễ bị huyết khối hơn
Cũng có một mối quan hệ nhất định giữa nhóm máu và huyết khối , một nghiên cứu đăng trên tạp chí Circulation cho thấy yếu tố nguy cơ quan trọng gây huyết khối là nhóm máu AB, chiếm khoảng 20% nguyên nhân hình thành huyết khối.
– Nhóm máu B: dễ mắc bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu của Pháp được công bố trên tạp chí Diabetes , phân tích hơn 80.000 bệnh nhân, phát hiện ra rằng những người có nhóm máu B có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 21% so với những người có nhóm máu O. Điều đó có nghĩa là có thể có mối tương quan giữa bệnh tiểu đường và nhóm máu B.
Tuy nhiên, hiện tại, mối quan hệ giữa nhóm máu và tuổi thọ là không thể kết luận và những nghiên cứu này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, chẳng hạn như thực tế là những người tham gia cuộc khảo sát có thể cụ thể về dân số hoặc địa điểm. Ngoài ra, các kết luận có thể bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt về phương pháp luận, sai số lấy mẫu, phân tầng dân tộc hoặc chủng tộc.
Tóm lại, có thể có mối liên hệ giữa nhóm máu và một số bệnh, nhưng muốn sống lâu thì không cần dựa vào nhóm máu, bỏ thói quen xấu, sống lành mạnh là quan trọng hơn cả.
PN (SHTT)