Dù là một doanh nhân thành đạt, người đàn ông 70 tuổi này vẫn “giấu kín” tài sản của mình với con cái vì 4 nguyên nhân sau đây.
Trong xã hội hiện đại, tiền bạc dường như đã trở thành thước đo quan trọng đánh giá sự thành công của một người. Tuy nhiên, đối với một số bậc cha mẹ, họ thường chọn cách giữ bí mật về tài sản của mình, ngay cả khi họ có khối tài sản khổng lồ.
Tại sao dù giàu có đến như vậy, họ lại không nói với con cái? Một người đàn ông 70 tuổi đã đưa ra đáp án thông qua trải nghiệm cá nhân của chính mình.
Người đàn ông 70 tuổi này tên là Lý, ông là một doanh nhân thành đạt với khối tài sản hàng trăm triệu USD. Tuy nhiên, ông không hề kể cho các con về số tài sản này. Thay vào đó, ông sống một cuộc sống giản dị, chia sẻ những nguồn lực hạn hẹp với con cái.
Từ khi còn nhỏ, ông Lý đã sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh nghèo khó. Muốn thay đổi vận mệnh của mình, ông nỗ lực và hy sinh rất nhiều, từ bỏ học để đi làm công kiếm tiền phụ giúp gia đình, tới làm việc quần quật ngày đêm và cuối cùng tích lũy được một số vốn nhất định, mạng lưới quan hệ đủ để thành lập được một doanh nghiệp nhỏ.
Càng như vậy, ông càng hiểu sức cám dỗ và sức mạnh ăn mòn của của cải. Ông đã chứng kiến nhiều người giàu đánh mất mối quan hệ gia đình, tình bạn và sức khỏe vì sự giàu có của mình. Vì vậy, ông quyết định không để mình rơi vào tình thế khó khăn tương tự.
Đầu tiên, ông Lý tin rằng, việc nói với các con về sự giàu có sẽ khiến chúng lười biếng và phụ thuộc. Ông tin rằng nếu trẻ em biết mình có khối tài sản lớn, chúng có thể mất động lực làm việc và học tập. Trẻ dễ sinh ra cảm giác rằng, không cần phải làm việc chăm chỉ nữa vì chúng đã có tất cả. Sự phụ thuộc này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân mà còn ảnh hưởng đến giá trị và quan điểm sống sau này của mỗi đứa trẻ.
Thứ hai, ông Lý lo lắng việc nói với con rằng ông giàu có sẽ khiến chúng trở nên tham lam và ích kỷ. Ông tin rằng sự giàu có thường khiến con người dễ dàng đánh mất sự đồng cảm, từ đó thiếu hụt lòng bao dung, tinh thần trượng nghĩa để giúp đỡ người khác. Ông không muốn con mình trở thành những người như vậy, mà ngược lại, ông muốn giúp các con có thể giữ được tâm tính khiêm tốn, nhân hậu, quan tâm đến người khác và đóng góp cho xã hội.
Ngoài ra, ông Lý cũng lo lắng việc nói với các con rằng ông giàu có sẽ khiến chúng mất đi niềm đam mê và theo đuổi cuộc sống. Các con có thể cảm thấy cuộc sống của mình thật hoàn hảo nên không cần phải theo đuổi những mục tiêu cao hơn và một cuộc sống tốt đẹp hơn nữa. Tâm lý này không chỉ khiến họ mất đi niềm đam mê sống mà còn khiến họ mất đi những yêu cầu và động lực tiến bộ của bản thân.
Cuối cùng, trong lòng của ông Lý, được nuông chiều trong vật chất có thể sẽ khiến các con mất đi sự hiểu biết đúng đắn về tiền bạc. Ông biết rằng tiền không phải là tiêu chí duy nhất để đo lường giá trị con người, nó chỉ là một phần của cuộc sống. Ông mong các con mình có thể nhìn nhận tiền bạc một cách đúng đắn và không bị nhầm lẫn, ràng buộc bởi tiền bạc. Ông hy vọng rằng mỗi đứa trẻ có thể tạo ra sự giàu có bằng nỗ lực và trí tuệ của chính mình, thay vì ỷ lại vào những gì cha mẹ đã tạo dựng.
Qua chia sẻ cá nhân của người đàn ông 70 tuổi này, người ta có thể hiểu tại sao nhiều cha mẹ giàu có nhưng không nói cho con cái biết. Nguyên nhân có thể đúc kết lại như sau: Cha mẹ mong con mình có thể giữ thái độ khiêm tốn và tốt bụng, quan tâm đến người khác và đóng góp cho xã hội. Họ muốn đem tới cho các con những quan niệm tiền bạc chính xác, không bị nhầm lẫn và ràng buộc bởi vật chất. Những đứa trẻ được gửi gắm hy vọng có thể tạo ra sự giàu có bằng nỗ lực và trí tuệ của chính mình, thay vì dựa vào sự giàu có của cha mẹ. Những mong đợi, hy vọng này đều xuất phát từ việc chăm sóc, giáo dục trẻ em, mong nuôi dưỡng thế hệ sau có tinh thần trách nhiệm, có đam mê và theo đuổi cuộc sống.
Theo Thùy Linh (Đời Sống & Pháp Luật)