Khoai lang ruột vàng, tím, trắng, loại nào tốt hơn?

Hầu hết các loại khoai lang đều chứa các thành phần dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa tương đương nhau. Tuy nhiên mỗi một loại khoai lại có thế mạnh riêng của mình.

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang

Khoai lang là nguồn cung cấp carbohydrate phức lành mạnh, giúp bạn có năng lượng cần thiết để các tế bào hoạt động bình thường. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, một củ khoai lang chín cỡ vừa cung cấp 23,6g carbohydrate (8% nhu cầu hằng ngày), 103 calo, không có chất béo hoặc cholesterol.

Khoai cũng cung cấp lượng chất xơ đáng kể giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa táo bón. Trong khoai có một số dưỡng chất quan trọng bao gồm vitamin A, B, C, kali, mangan, magie và đồng.

Một củ khoai lang trung bình chứa 30,8g magie. Theo tạp chí Dinh dưỡng, magie đóng vai trò thiết yếu trong việc truyền dẫn thần kinh và co cơ, có khả năng ngăn ngừa và điều trị các rối loạn thần kinh, điều trị chứng lo âu.

Khoai lang ruột vàng, tím, trắng, loại nào tốt hơn?

Loại khoai lang loại nào tốt nhất?

Hiện nay có rất nhiều loại khoai lang như khoai lang tím, khoai lang vàng, khoai lang trắng… Vậy dinh dưỡng trong các loại khoai lang này có giống nhau?

Theo Livestrong, hầu hết các loại khoai lang đều chứa các thành phần dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa tương đương nhau. Tuy nhiên mỗi một loại khoai lại có thế mạnh riêng của mình.

Đơn cử, cứ trong 100g khoai lang tím sẽ chứa 1.59g protein, trong khi đó khoai lang vàng chỉ chứa 1.26g. Với hàm lượng đạm cao, khoai lang tím là món ăn phù hợp cho người có miễn dịch kém, người lao động chân tay…

Không chỉ thế, hàm lượng canxi trong 100g khoai lang tím chứa 45.2mg, cao gấp 1,28 lần so vói khoai lang vàng, sắt chứa 1.7g cao gấp 1.42 lần so với khoai lang vàng và lượng magie 23.8g trong khoai tím cũng cao gấp 1.63 lần so khoai lang vàng.

Khoai lang ruột vàng, tím, trắng, loại nào tốt hơn? - 1

Tuy nhiên khoai lang vàng cũng có những lợi thế riêng. Chẳng hạn như nó chứa nhiều vitamin C, trong 100g khoai lang vàng chứa tới 10.96mg vitamin C, trong khi đó với cùng khối lượng khoai lang tím chỉ chứa 5.96mg. Điều này rất tốt cho những người cần bổ sung miễn dịch cho cơ thể.

Bên cạnh đó, màu sắc của khoai lang cũng quyết định nguồn gốc và số lượng chất chống oxy hóa. Cụ thể, trong khoai lang có thịt màu cam vàng rất giàu carotenoid, còn khoai lang có phần thịt màu tím lại giàu anthocyanin.

Carotenoid có chức năng như một nguồn cung cấp vitamin A, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cho đôi mắt khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong khoai lang tím cũng chứa một hàm lượng carotenoid phong phú, thậm chí trong 100g khoai lang tím chứa tới 2.3mg carotene, gấp 1.48 lần so với khoai lang vàng.

Khoai lang ruột vàng, tím, trắng, loại nào tốt hơn? - 2

Trong khi đó anthocyanin có trong khoai lang tím, không được tìm thấy trong khoai lang vàng, là một chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng chống tiểu đường, chống viêm, chống vi khuẩn và chống béo phì. Trong một nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí Food and Nutrition Research, các nhà khoa học còn chỉ ra hợp chất anthocyanin còn giúp cơ thể tim mạch và chống lại ung thư.

Tuy nhiên các nhà khoa học cũng chỉ ra, tác dụng ngăn ngừa ung thư của chất anthocyanin trong khoai lang tím thực sự không mang lại hiệu quả quá rõ rệt như mong muốn.

Do đó, tùy vào nhu cầu sử dụng của người dùng, mà mỗi loại khoai lang lại phát huy một tác dụng khác nhau.

Ai không nên ăn khoai lang?

Tuy khoai lang mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng vẫn có một số đối tượng nhất định nên hạn chế món ăn này.

Người đang đói

Trong khoai lang có nhiều đường, nếu ăn nhiều, đặc biệt là lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, bạn cần luộc chín trước khi ăn, hoặc khi luộc cho ít rượu để hủy chất men.

Nếu bị đầy bụng, bạn có thể pha nước gừng để uống. Quan trọng là bạn cần lưu ý không ăn khoai lang khi đói.

Khoai lang ruột vàng, tím, trắng, loại nào tốt hơn? - 3

Người bị thận

Những người mắc bệnh thận tuyệt đối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.

Người có hệ tiêu hóa không tốt

Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.

Người có bệnh về dạ dày

Nếu ăn khoai lang khi đói bụng rất dễ làm kích thích tiết axit dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Đặc biệt, những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, hoặc người có chức năng tiêu hóa yếu, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nên tránh việc ăn khoai lang để không làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn.

PN (SHTT)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *