Ngôi nhà 400 năm tuổi, từng trải qua 12 thế hệ sinh sống này được coi là ngôi nhà cổ nhất trong các nhà cổ còn sót lại ở làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội.
Ông Nguyễn Văn Hùng hiện là chủ nhân của ngôi nhà cổ này. Cổng nhà với tường đá ong và cánh cửa gỗ gợi nhớ đến một thời xa xưa, cổ kính. |
Bức tường đá ong, nét đặc trưng của kiến trúc tường nhà xứ Đoài một thời và Đường Lâm là thủ phủ của vật liệu kiến trúc cổ xưa này. |
Bước qua cổng là con đường dài dẫn vào nhà được lát gạch đỏ. |
Ngôi nhà 400 năm tuổi gồm có 4 gian giữa và 2 buồng, nét đặc trưng của kiến trúc Bắc bộ xưa. |
Gỗ là vật liệu chính làm nên căn nhà với những mái hiện được chống bởi hàng cột đã bị bào mòn theo thời gian. |
Tảng đá xanh dưới đế cột được người thợ gọt dũa tinh xảo. |
Mái nhà được lợp ngói âm dương, một loại ngói độc đáo của người Việt xưa làm từ đất sét nhào nhuyễn sau đó phơi khô rồi đưa vào nung bằng rơm, củi. |
Phía dưới mái nhà được người thợ mộc làm các rui, mè, kèo chắc chắn. |
Cửa của ngôi nhà được làm từ gỗ, bố trí như một bức tường và sẽ tháo ra đặt xuống đất thay cho chiếu, mâm mỗi khi gia đình có cỗ bàn. |
Nét kiến trúc tinh tế của người Việt xưa vẫn được lưu giữ trong ngôi nhà cổ, dù đã trải qua 400 năm. |
Trần nhà vẫn còn rất kiên cố. |
Đồ nội thất trong nhà như tủ, bàn ghế, sập đều được làm bằng gỗ với niên đại hàng trăm năm. |
Trong nhà vẫn còn giữ được nhiều vật dụng cổ. |
Gian chính của ngôi nhà được ngăn cách với buồng bên trái bởi vỉ kèo. |
Bàn thờ tổ tiên được đặt ở gian giữa, thờ cộng đồng đặt bên trái. |
Hai bên là khu vực nghỉ ngơi của gia đình. |
Khi đến với làng cổ Đường Lâm, các du khách cũng thường ghé thăm ngôi nhà cổ của gia đình ông Hùng. |
Ngôi nhà từng được nhiều người ngỏ ý mua với giá cao, nhưng ông Hùng nhất quyết không bán, ông muốn lưu giữ tài sản cha ông lại cho đời con cháu sau này. |
Theo Dân Việt