Để nấu một món ăn ngon, một bữa ăn thịnh soạn vừa đẹp mắt vừa ngon miệng không hề đơn giản, người đầu bếp phải có một kỹ năng giỏi nắm được những quy tắc sử dụng gia vị trong nấu ăn như thế nào, nên kết hợp các loai gia vị nào với nhau để chúng phát huy hết được tối đa công dụng cũng như đảm bảo sức khỏe.
Khi dùng gia vị, các bà nội trợ thường nêm nếm một cách “vô tư”, ít tính toán. Nếu áp dụng các bí quyết sử dụng gia vị dưới đây, mức độ thành công trong nấu nướng của bạn sẽ tăng cao.
Bí quyết sử dụng gia vị
Với từng loại gia vị, bạn cần biết cách sử dụng tối ưu để phát huy tối đa hiệu quả của nó, giúp nó đem lại sự thay đổi tốt nhất đối với món ăn.
Sử dụng muối ăn đúng cách
Muối ăn là loại gia vị quen thuộc, gần như không thể thiếu trong mỗi căn bếp. Để món ăn vẫn giữ nguyên chất dinh dưỡng, lại đậm vị, thơm ngon, với món ăn từ các loại củm bạn nên nêm muối từ sớm để nó ngấm đều gia vị. Còn với món canh hay rau luộc, nên nêm muối ngay trước khi hoàn tất quá trình nấu để nước canh được đậm vị mà vẫn giữ nguyên chất cũng như hương thơm tự nhiên.
Nêm bột ngọt đúng cách
Để phát huy tối đa hiệu quả của bột ngọt mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng món ăn, bạn nên hoà tan loại gia vị này với một ít nước lọc trước khi cho vào món ăn. Cách làm này giúp bột ngọt hoà quyện vào món ăn, đồng thời tránh việc gia vị bị tập trung quá nhiều ở một chỗ.
Bí quyết ướp hạt tiêu
Hạt tiêu là loại gia vị phổ biến trong nhiều món ăn từ thịt đến cá, từ món nước đến món khô. Thế nhưng, nhiều người không biết rằng nếu ướp tiêu trước khi nấu ăn, nhiệt độ cao khi nấu trên bếp có thể phá huỷ các tinh dầu trong tiêu, làm mất đi mùi thơm đặc trưng của loại gia vị này.
Thay vào đó, bạn nên rắc tiêu lên món ăn sau khi đã nấu chín rồi cho ra bát, đĩa để giúp món ăn giữ nguyên được hương vị, chất dinh dưỡng cũng như đem lại lợi ích sức khoẻ.
Sử dụng nước mắm đúng cách
Nước mắm không chỉ là loại gia vị truyền thống mà còn là linh hồn của ẩm thực Việt Nam. Những món ăn sử dụng nước mắm sẽ được tăng thêm hương vị, có màu sắc và mùi vị hấp dẫn.
Để món ăn trở nên thơm ngon, đậm đà, việc ướp thức ăn hay nêm bằng nước mắm nên được thực hiện cẩn trọng. Nếu ướp thức ăn với nước mắm trước khi nấu, bạn chỉ nên ướp trong một thời gian ngắn bởi nếu để lâu sẽ dẫn đến sự phân huỷ axit amin làm mất đi hương vị thơm ngon. Còn khi nấu ăn, nước mắm nên được nêm vào gần cuối quá trình để giữ trọn vẹn hương vị cũng như không bị biến chất khi ở nhiệt độ quá cao.
Sử dụng đường trong các món kho, chiên rán
Đường không chỉ điều vị mà còn tạo màu, tạo mùi đặc trưng. Việc nấu món ăn có đường ở nhiệt độ cao dễ gây cháy, tạo mùi khét. Do đó, khi chế biến món ăn, bạn cần chú ý điều chỉnh lửa nhỏ và đều tay, đảm bảo đường tan chậm và phủ đều lên thức ăn, giúp món ăn có màu vàng bóng hấp dẫn.
Để món ăn có hương vị tuyệt vời nhất và đảm bảo sức khoẻ, bạn đừng quên một bí quyết sử dụng gia vị là nêm nếm vừa phải, không quá nhiều, quá tham.
Nguyên tắc vàng khi kết hợp các gia vị trong nấu ăn
Song song những nguyên tắc sử dụng gia vị bạn cũng cần nắm được những bí quyết khi kết hợp các gia vị chung với nhau như thế nào để chúng phát huy hết công dụng của mình, đồng thời đảm bảo an toàn sức khỏe cho tất cả mọi người.
Pha trộn và kết hợp các loại gia vị lại với nhau một cách tài tình và hợp lý chắc chắn sẽ mang lại rất nhiều thú vị cho món ăn của bạn. Cùng tìm hiểu những nguyên tắc vàng khi kết hợp các gia vị trong nấu ăn lại với nhau, cụ thể:
Đối với gia vị hạt tiêu, quế chi, hoa hồi, thảo quả
Với những loại gia vị hạt đặc trưng như hạt tiêu, hạt quệ, hoa hồi, thảo qua, đây đều là những loại gia vị có mùi rất đặc trưng. Lưu ý khi sử dụng để gia vị có độ thơm nồng nhất định, bạn nên tán nhuyễn nhỏ các loại gia vị này với nhau, sau đó sử dụng chúng để tẩm ướp nguyên liệu hoặc dùng để rắc trực tiếp lên các món ăn đều được.
Chỉ sử dụng chúng ở dạng nguyên bản (tức là không xay nhuyễn) khi cho chúng vào nồi nước hầm lâu, ví dụ như bạn nấu nước lèo của món phở, có thể buộc túm các loại gia vị hạt tiêu, quệ chi, hoa hồi, thảo quả này thành một túm và thả vào trong nước hầm xương như bình thường, món ăn sẽ dậy mùi các loại gia vị này rất tuyệt vời.
Đối với các loại gia vị giềng, gừng, nghệ, sả, hành
Đối với các loại gia vị như củ giềng, gừng, nghệm sả hay hành củ, bạn nên đập dập các loại gia vị hoặc đập dậy và vắt lấy nước, sau đó mới trộn đều vào nguyên liệu để gia vị thấm dần vào từng thớ thịt rồi mới đem đi xào nấu.
Đối với rượu và giấm cũng là giá vị không thể thiếu
Rượu và giấm cũng được xếp vào hạng những gia vị quan trọng trong ẩm thực Việt Nam cũng như trên thế giới. Không chỉ giúp món ăn thêm nồng nà, đậm đà hương vị, dậy mùi mà còn có khả năng khủ được mùi tanh từ thực phâm rất ant oàn và hiệu quả.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng và kết hợp hai loại gia vị này bạn nên chia ra làm hai gia đoạn. Tránh sử dụng kệt hợp chung với nhau một lần, một nửa đưa vào lúc mới nấu và nửa còn lại đưa vào sau khi món ăn đã chín và tắt bếp.
Nên lưu ý lưu lượng sử dụng sao cho hợp lý bởi rượu khá nồng, nếu cho quá tay sẽ khiến món ăn có mùi hăng khó chịu, còn với giấm chúng có quá nhiều vị chua, tính axit, do đó cũng nên để ý để tránh làm cho món ăn bị mất đi hương vị vốn có của nó.
Như vậy, có thể thấy được quá trình chế biến các món ăn, việc kết hợp và sử dụng các loại gia vị như thế nào, liều lượng ra sao là vô cùng quan trọng, góp phần tăng thêm huong vị đậm đà, thơm ngon và dậy mùi món ăn hơn.
NT (SHTT)