Khi ăn trái cây chúng ta thường sợ vỏ cứng và bẩn nên hay gọt bỏ đi nhưng thực ra phần vỏ của nhiều loại trái cây mới là nơi chứa nhiều dinh dưỡng nhất. Trong số các loại trái cây thì những loại dưới đây là tốt nhất cho dinh dưỡng trong lớp vỏ.
Quả ổi
Theo Đông y, quả ổi tác dụng giảm cân, giảm cholesterol, điều trị tiêu chảy và kiết lỵ, hỗ trợ tiêu hóa… Cả vỏ ổi, lá ổi cũng được các nghiên cứu chứng minh là chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là làn da. Vỏ ổi có chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn, chống viêm và tannin.
Lá ổi tươi là loại thuốc giảm đau tự nhiên. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn ổi cả vỏ để hấp thụ tối đa dinh dưỡng.
Quả táo
Táo chính là trái cây cung cấp rất nhiều hợp chất flavonoid, đặc biệt là loại được gọi là flavanol.Các flavonoid trong táo như quercetin và epicatechin, liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Chúng có thể giúp hạ huyết áp, giảm viêm và cải thiện lượng lipid trong máu.
Quả lựu
Lựu cũng là loại trái cây phổ biến và rất tốt cho sức khỏe. Trong trái lựu có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, bao gồm cả flavonoid. Chúng chứa các flavonoid như anthocyanin và ellagitannin, được chứng minh là có đặc tính chống viêm và bảo vệ tim. Tiêu thụ lựu liên quan đến việc cải thiện huyết áp, mức cholesterol và sức khỏe tim mạch.
Dưa chuột
Vỏ dưa chuột màu xanh đậm, giàu chất chống oxy hóa, chất xơ không hòa tan, kali, vitamin K, tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Ăn vỏ dưa chuột có thể giải nhiệt, giải độc cho cơ thể.
Quả nho
Nho là một trong những trái cây giàu chất chống oxy hóa, nhất là nho có màu tím, vỏ thẫm đen rất giàu flavonoid gọi là resveratrol. Resveratrol được nghiên cứu về lợi ích tim mạch tiềm năng, bao gồm tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Nó có thể giúp cải thiện lưu lượng máu và giảm đông máu.
Quả lê
Quả lê rất ít khi được ăn vỏ vì vỏ của chúng cứng và thô ráp. Nhưng ăn lê cả vỏ không chỉ giúp hấp thụ nhiều chất xơ hơn mà nếu vỏ lê đỏ sẫm hoặc xanh, bạn còn có thể nhận được nhiều thành phần chống oxy hóa hơn như axit phenolic và flavonoid.
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng hàm lượng các thành phần chống oxy hóa này trong vỏ quả lê sẫm màu gấp 6-20 lần so với trong thịt.
Quả chanh
Trong vỏ chanh giàu chất xơ cứ 100 gam chanh đã gọt vỏ thì hàm lượng chất xơ cao tới 10,6 gam, nhiều hơn chanh không vỏ 7,8 gam, nhiều hơn 108 mg canxi và nhiều hơn 76 mg vitamin C.
Để giữ lại nhiều vitamin C hơn, chúng ta nên bào hoặc băm nhỏ vỏ chanh và cho vào món salad rau, nếu chỉ quan tâm đến chất xơ và canxi, chúng ta có thể xay vỏ chanh và cho vào món cá nướng.
Ngoài việc hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn, làm như vậy còn có thể khiến món ăn có mùi chanh đặc trưng, đồng thời có thể tăng cảm giác thèm ăn. Bạn cũng có thể phơi khô vỏ chanh cất đi hoặc bào nhỏ cấp đông để dùng dần.
Quả kiwi
Kiwi du nhập vào Việt Nam và ngày càng được nhiều người ưa chuộng vì chúng rất giàu axit phenolic và flavanol chống oxy hóa trong vỏ kiwi cao hơn đáng kể so với trong thịt, ăn cả vỏ quả kiwi thích hợp nhất là quả vàng, thịt vàng, vỏ nhẵn, không có lông và mỏng. Ngoài ra, các nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn quả vàng còn nguyên vỏ có thể làm tăng 50% lượng chất xơ ăn vào, 32% vitamin E và 34% axit folic.
Lưu ý khi ăn hoa quả cả vỏ
– Để ăn cả vỏ an toàn bạn nên chọn mua trái cây sạch an toàn
– Rửa quả dưới vòi nước chảy
– Ngâm quả trong nước kiềm hoặc nước rửa hoa quả chuyên dụng
– Khi mua hoa quả về nên sử dụng ngay để giữ được nhiều vitamin và dinh dưỡng
Theo Thanh Huyền (Tiền Phong)