Theo con cháu trong nhà, trước đây, ông chưa từng có biểu hiện như vậy.
Bữa cơm là cơ hội cả gia đình có thể ngồi lại quây quần cùng nhau, chia sẻ câu chuyện với các thành viên. Thông thường, những bữa ăn này thường rất sôi nổi và vui vẻ. Tuy nhiên, có một ông lão khi ngồi vào mâm chỉ lặng lẽ ăn cơm trắng. Khi cháu gái của ông kể lại sự việc này, nhiều người đã khóc!
Dưới đây là câu chuyện được cô Đặng (tên nhân vật đã được thay đổi) ở Bắc Kinh, Trung Quốc kể lại.
Ông nội tôi năm nay 90 tuổi. Ông chuyển đến sống cùng gia đình tôi được 1 tháng . Tuy nhiên, trong bữa tối, tôi phát hiện ra rõ ràng có một bàn đồ ăn, nhưng ông nội chỉ ăn cơm trắng, không gắp thức ăn… Bất lực, cha của cô không còn cách nào khác là phải gắp thức ăn cho ông.
Từ khi bà nội mất, ông lần lượt đến sống cùng các con. Bình thường, ông chỉ ở lại nhà của một người con trong vòng một tháng. Nhưng tất cả các con cháu đều không biết từ khi nào, ông đã trở nên khép kín như vậy. Ông không còn cười nói như trước, luôn tỏ ra thận trọng khi giao tiếp với mọi người. Có lúc, ông lặng lẽ ngồi trên ghế sofa và không bật TV cho đến khi chúng tôi mở giúp.
Thật ra, gia đình chú và cả gia đình chúng tôi đều rất kính trọng ông nội. Tất cả con cháu đều mong ông tôi ăn ngon, mặc đẹp, sống vui vẻ. Nhưng tôi không biết tại sao ông lại trở nên như vậy. Có thể ông sợ chúng tôi không thích, cũng có thể ông sợ gây phiền phức cho con cái. Thái độ của ông khiến mọi người thấy rất buồn.
Ông nội tôi khi còn trẻ không như vậy. Ông thường rất tự tin vào mọi việc mình làm, như thể không có gì có thể làm khó được ông. Ngoài ra, ông còn hay cười nói, trêu đùa mọi người. Nhưng kể từ ngày bà ra đi, ông sống trầm lặng hơn.
Các con và cháu tìm nhiều cách để ông vui vẻ. Dù bận rộn đến đâu, tôi vẫn sẽ trò chuyện với ông nội để ông cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm của gia đình. Hiện tại, ông vẫn chưa nói vì sao ông thay đổi như vậy, nhưng chúng tôi tin, sẽ có một ngày, tâm trạng của ông sẽ tốt lên.
Khi câu chuyện của cô Đặng được đăng tải, nhiều người đã bàn luận ở bên dưới.
Một người viết: “Tôi đã khóc khi nhìn thấy bức ảnh. Càng lớn tuổi, tôi thấy càng cảm thấy mình phải thận trọng trước mặt các con. Tôi nghĩ người ta khi về già ai cũng như vậy, và tôi mong các con có thể hiểu được tấm lòng của chúng tôi.”
Một người khác lại cho rằng “con chăm cha không bằng bà chăm ông”. Đối với người lớn tuổi, người bầu bạn tốt nhất chỉ có những người bạn đời mà thôi!
Câu chuyện trên chỉ là một trong rất nhiều trường hợp cha mẹ bị lạc lõng khi sống cùng con cái.
Người bạn đồng hành tốt nhất là bạn đời
Khi về già, con người ta sẽ rất dễ cảm thấy cô đơn.
Bạn bè dù có chân thành cũng không thể bên bạn mãi mãi. Bố mẹ dù có tốt cũng không thể luôn ở bên bảo vệ bạn. Con cái có hiếu thì cũng không thể sống mãi bên cạnh bạn. Anh em dù có là máu mủ thân thiết cũng không thể ở bên bạn mỗi ngày. Chỉ có vợ chồng, mới có thể bầu bạn bên nhau sớm chiều.
Nếu chỉ có một mình, thì dù ngoài miệng không nói, đến lúc đêm hôm yên tĩnh, tất cả cay đắng đều sẽ hiện ra rõ ràng. Kể cả khi có con cái bầu bạn, chúng cũng vẫn có cuộc sống của riêng mình, cũng phải nỗ lực cải thiện cuộc sống. Để con cái vì phải chăm sóc bạn mà gánh chịu áp lực nặng nề cũng đâu phải điều bạn muốn. Cho nên con người ta về già tốt nhất là có bạn đời ở bên. Ít nhất khi cô đơn còn có một bờ vai để dựa vào, khi buồn chán còn có người trò chuyện cùng, sống vui vẻ hơn một chút.
Con cái có hiếu thuận đến đâu cũng không thể ở bên cha mẹ mãi được. Cho nên, vì hạnh phúc của mình, cũng để không làm phiền đến con cái, tốt nhất là có một người bạn đời ở bên.
Theo Thùy Anh (Nguoiduatin.vn)